Anh Vũ Kiện
Năm 1980, sau khi thi xong bằng tương
đương về MD tại Canada, tôi được nhận cho làm thực tập tại nhà thương Hotel
Dieu de Québec, trong chương trình Internat rotatoire trước khi thi lấy bằng
hành nghề. Khi đó tôi còn ở tại Sherbrooke. Nhà thương thì ở mãi tận Québec, một
thành phố rất xa lạ đối với chúng tôi. Rất may khi ấy tôi nhớ lại anh Vũ Kiện ở
tại thành phố này đã lâu. Tôi bèn gọi điện nhờ anh lo liệu giùm nơi ăn, chốn ở.
Năm ấy, chúng tôi mới có đứa con đầu lòng, lại vừa mới sang Canada định cư,
không có tiền bạc gì. Anh Kiện đã sốt sắng giúp đỡ tôi. Anh đã từng học tại Đại
Học Laval Québec, lại đang có việc làm nơi đây. Anh thuê cho chúng tôi một căn
nhà nằm trong cao ốc 640 đường Saint-Jean, ngay cạnh bệnh viện tôi sẽ thực tập.
Thành ra, khi chúng tôi đến nơi, thì mọi việc đã được thu xếp chu đáo. Anh lại
còn chỉ dẫn tận tình cách sinh hoạt tại thành phố này.
Cha mẹ tôi cùng với hai bác Tam Lang, nhà văn nổi tiếng với tác phẩm Tôi Kéo Xe (cha mẹ Vũ Kiện) và hai bác Giáo (cha mẹ GS Nguyễn Văn Phú), có họ với nhau. Mẹ của Vũ Kiện, là em ruột thân phụ GS Nguyễn văn Phú, nên những đứa trẻ cùng trang lứa trong 3 gia đình, coi nhau như anh em một nhà. Chúng tôi nói những người cùng trang lứa, là nói tới anh em anh Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Huy Xương hai người em ruột của GS Phú, hai anh em tôi, và Vũ Kiện. Chúng tôi 5 người, thường chơi với nhau...
Chúng tôi lớn dần và trưởng thành tại Miền Nam, hai mùa mưa nắng. Sau Trung Học, hai anh Nguyễn Ngọc Định và Nguyễn Huy Xương lên đường du học, người ở Canada, người ở Pháp. Vũ Kiện cũng được học bổng sang Canada. Anh em tôi ở lại Việt Nam, và vào quân đội.
Vì phẫn uất như vậy, nên năm 1837, tại Canada xẩy ra một cuộc nổi loạn, gọi là Rebellion des Patriotes. Cuộc nổi loạn bị dập tắt bằng quân đội do Đại Tướng Johna Colborne cầm đầu. Các người nổi loạn phải bỏ Québec mà đi, phân tán trên nhiều nước như Mỹ, Pháp. Ông Papineau cũng chịu chung số phận. Đây là một vết thương lòng không bao giờ nguôi cho người Québec, họ mang mối hận mãi cho đến hiện nay. Và bà Thủ Tướng hiện nay (2013) của Québec cũng là một trong những thủ lãnh của các souverenistes, đòi độc lập.
Nói vắn tắt, hơn một trăm năm trước sự bỏ nước ra đi của người Miền Nam, cũng đã có một sự bôn đào của người Québecois, trong một hoàn cảnh chính trị tương tự.
Thi sĩ Vũ Kiện (1944-1998) Phác họa của Vi Vi |
Cha mẹ tôi cùng với hai bác Tam Lang, nhà văn nổi tiếng với tác phẩm Tôi Kéo Xe (cha mẹ Vũ Kiện) và hai bác Giáo (cha mẹ GS Nguyễn Văn Phú), có họ với nhau. Mẹ của Vũ Kiện, là em ruột thân phụ GS Nguyễn văn Phú, nên những đứa trẻ cùng trang lứa trong 3 gia đình, coi nhau như anh em một nhà. Chúng tôi nói những người cùng trang lứa, là nói tới anh em anh Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Huy Xương hai người em ruột của GS Phú, hai anh em tôi, và Vũ Kiện. Chúng tôi 5 người, thường chơi với nhau...
Chúng tôi lớn dần và trưởng thành tại Miền Nam, hai mùa mưa nắng. Sau Trung Học, hai anh Nguyễn Ngọc Định và Nguyễn Huy Xương lên đường du học, người ở Canada, người ở Pháp. Vũ Kiện cũng được học bổng sang Canada. Anh em tôi ở lại Việt Nam, và vào quân đội.
Ít năm sau, khi tôi
còn ở Miền Tây, thì Vũ Kiện trở về, với văn bằng Kỹ Sư Hóa. Anh được về làm tại
Nhà Máy Đường, hình như ở Biên Hòa. Anh Nguyễn Ngọc Định ở lại Canada, sau này
trở thành một Giáo Sư nổi tiếng của Đại Học Laval. Nguyễn Huy Xương trở thành một
GS Toán của một Đại Học bên Pháp...
Vũ Kiện may mắn ra khỏi
nước ngay khi Sài Gòn thất thủ. Tôi chậm chân, ở lại gỡ mấy cuốn lịch, và vào rừng
U Minh lao động chơi, cho biết với người ta. Sau cùng thì định mệnh an bài,
chúng tôi hội ngộ tại Canada cuối thập niên 1970. Chỉ khi sang được đến Canada
rồi, tôi mới biết Vũ Kiện làm thơ. Sau cùng, thì cái gène văn nghệ của bác tôi,
nhà văn Tam Lang, cũng được phát huy nơi người con trai duy nhất của bác.
Tôi vẫn còn nhớ lời
anh nói: Québec rộng bằng mười lần Việt Nam, dân số lại ít hơn 10 lần. Con cháu
mình không sợ thiếu thốn gì, về chỗ ở cũng như về sinh sống. Anh hình như rất gắn
bó với Québec và văn hóa của các người di dân tại đây. Trong một lần chuyện
vãn, anh có nói tới một bản nhạc có tên là «Un Canadien errant». Anh nói
bản nhạc này nói lên tâm trạng chúng mình. Ít lâu sau, tôi được đọc một bài thơ
của anh dịch lời của bài hát này. Bản dịch thật tuyệt vời, rất tiếc tôi để thất
lạc sau những lần dọn nhà.
Năm 2013, nhân dịp cuối
năm nghỉ lễ, tôi rảnh rang suy nghĩ về cuộc sống của mình tại Canada. Thốt
nhiên, tôi nhớ tới anh Kiện, khi ấy đã không còn sống trên dương thế này nữa.
Tôi nhớ tới anh, và tôi nhớ tới bản nhạc «un canadien errant». Tôi mở máy vi
tính, nghe Léonard Cohen hát bản nhạc này, và tôi rớt nước mắt, nhớ tới quê
hương, nhớ Sài Gòn, nhớ Givral, La Pagode, và nhớ tới anh Vũ Kiện...
Tựa bài hát có nói
lên nỗi lòng của một người Canadien. Chữ Canadien này không được hiểu là một người dân Canada. Khi bài hát này được viết
ra, thì chữ Canadien dùng để gọi những người di dân gốc Pháp. Ngày nay, chữ này được thay thế bằng chữ
Québecois.
Vào năm 1937, tại
Canada có một cuộc đấu tranh về chính trị đưa đến một cuộc nổi loạn. Lúc bấy giờ,
ông Luis-Joseph Papineau là thủ lãnh một đảng chính trị gọi là Parti Patriote.
Vào thời điểm ấy, người gốc Pháp, sống tại Bas-Canada, Québec hiện nay, bị sự
thống trị và kỳ thị bởi những người gốc Anh sống tại Haut-Canada (Ontario hiện
nay). Người gốc Pháp bị chèn ép, văn hóa bị tàn phá, tôn giáo (Thiên Chúa) bị
coi thường (Dân anglais theo Tin Lành đa số), lương bổng chênh lệch…v.v Vì phẫn uất như vậy, nên năm 1837, tại Canada xẩy ra một cuộc nổi loạn, gọi là Rebellion des Patriotes. Cuộc nổi loạn bị dập tắt bằng quân đội do Đại Tướng Johna Colborne cầm đầu. Các người nổi loạn phải bỏ Québec mà đi, phân tán trên nhiều nước như Mỹ, Pháp. Ông Papineau cũng chịu chung số phận. Đây là một vết thương lòng không bao giờ nguôi cho người Québec, họ mang mối hận mãi cho đến hiện nay. Và bà Thủ Tướng hiện nay (2013) của Québec cũng là một trong những thủ lãnh của các souverenistes, đòi độc lập.
Nói vắn tắt, hơn một trăm năm trước sự bỏ nước ra đi của người Miền Nam, cũng đã có một sự bôn đào của người Québecois, trong một hoàn cảnh chính trị tương tự.
Năm 1842, nhạc sĩ
Antoine Guérin-Lajoie viết ra một bản nhạc nổi tiếng nghìn thu có tên gọi là
“un Canadien errant” mà khi đọc lại, những người công dân của Việt Nam Cộng Hòa
cũ, đã bỏ nước ra đi làm người tỵ nạn,
và không một lần trở về thăm quê hương, muốn rớt nước mắt, nhất là trong ngày mồng
một Tết, khi mà không ai không nghĩ và nhớ về quê cha, đất tổ.
Bài
hát này như sau:
Un Canadien errant,
Banni de ses foyers,
Parcourait en pleurant
Des pays étrangers.
Un jour, triste et pensif,
Assis au bord des flots,
Au courant fugitif
Il adressa ces mots:
"Si tu vois mon pays,
Mon pays malheureux,
Va, dis à mes amis
Que je me souviens d'eux.
"Ô jours si pleins d'appas
Vous êtes disparus,
Et ma patrie, hélas!
Je ne la verrai plus!
"Non, mais en expirant,
Ô mon cher Canada!
Mon regard languissant
Vers toi se portera..."
Mượn
ý của bài hát này, tôi viết ra như sau:
Một người Miền Nam mất nhà, mất cửa, đi lang thang trên khắp thế giới, xứ này qua xứ khác. Một hôm, buồn rầu và suy tư, anh nói với các con sóng: Nếu sóng có vỗ vào các bờ biển bên quê hương khốn khổ của ta,thì nhờ sóng nói dùm với các bạn ta, là ta nhớ họ. Và hỡi ôi, nếu vì những cuộc đời đổi trắng thay đen,, mà Sài Gòn thân yêu của ta không còn nữa, thì ta vẫn hướng về nơi ấy để nhớ, để thương.Bài hát này đã được thi sĩ Vũ Kiện dịch ra tiếng Việt. Rất tiếc tôi không có được bản dịch này. Xin ai còn, gửi cho tôi một bản. Chỉ biết là sáng hôm nay, nghe tiếng hát của Léonard Cohen, mà nếu bạn muốn, vào Internet, tìm “un canadien errant”, sẽ nghe được dễ dàng, cả Nana Mouskouri nữa, tôi rớt nước mắt. Một chút tâm tình, xin gửi về các người dân Sài Gòn thời Givral, La Pagode, để chia sẻ mối hận mất nước này.
Vũ Kiên không sống
lâu. Những người tài hoa thường chết trẻ, âu cũng là định mệnh.
Nhà thơ đã bỏ chúng ta để ra đi, như vậy kể ra cũng đã trên mười năm. Bọn năm đứa anh em chúng tôi, tại Ngõ Hàng Hành thuở đó, Vũ Kiện bỏ cuộc chơi sớm nhất, tuy anh nhỏ tuổi nhất. Mới đây, tại Pháp, Nguyễn Huy Xương cũng mang bạo bệnh qua đời.
Cuộc đời như một dòng
sông, như một chuyến xe métro. Ai lên, ai xuống, nào có để lại dấu vết gì. Có
chăng, chỉ còn lại những vần thơ, lưu lại cho hậu thế, để biết cho tâm sự của
những kẻ bị lưu đầy. Hôm nay, đọc lại những vần thơ Vũ Kiên, tôi vẫn thấy hình ảnh
những đứa trẻ tắm mưa năm nào tại Hà Nội, và những tiếng cười trong trẻo của tuổi
thơ ngây. Kỷ niệm, rất xa, nhưng cũng rất gần...Nhà thơ đã bỏ chúng ta để ra đi, như vậy kể ra cũng đã trên mười năm. Bọn năm đứa anh em chúng tôi, tại Ngõ Hàng Hành thuở đó, Vũ Kiện bỏ cuộc chơi sớm nhất, tuy anh nhỏ tuổi nhất. Mới đây, tại Pháp, Nguyễn Huy Xương cũng mang bạo bệnh qua đời.
Trần Mộng Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét